Hotline: 0973.130.696

 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TIẾNG ỒN

Quan trắc môi trường tiếng ồn theo Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí và môi trường tiếng ồn, theo đó:

Mục tiêu quan trắc

 Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn là:

  1. Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;
  2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;
  3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;
  4. Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian;
  5. Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;
  6. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.

Địa điểm quan trắc tiếng ồn

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc; tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra không phân biệt loại nguồn gây tiếng ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.

b) Các khu vực phải đo tiếng ồn bao gồm:

– Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học;

– Khu dân cư, khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính;

– Khu vực thương mại, dịch vụ;

– Khu vực sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư.        

c) Lựa chọn vị trí điểm quan trắc tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995. Trong đó, phải lưu ý các điểm sau:

– Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độ xác định);

– Tránh các vật cản gây phản xạ âm;

– Tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo: tiếng nhạc, tiếng va đập của kim loại, trẻ em nô đùa…;

– Chọn vị trí đo sao cho có sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió thổi không đổi từ nguồn đến vị trí đo.

d) Đối với các cơ sơ sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:199

Thông số quan trắc

Các thông số trong quan trắc tiếng ồn gồm:

a) LAeqmức âm tương đương;

b) LAmaxmức âm tương đương cực đại;

c) LAN,Tmức phần trăm;

d) Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp);

đ) Cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông).

Thời gian và tần suất quan trắc

a) Tần suất quan trắc

Tần suất quan trắc tiếng ồn được xác định tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý chương trình quan trắc, kinh phí và mục đích của chương trình quan trắc nhưng tối thiểu phải là 04 lần/năm.

b) Thời gian quan trắc

– Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;

– Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc;

– Do các mức âm bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, vì vậy, khi chọn thời gian quan trắc tiếng ồn phải chú ý các điểm sau:

+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho ở trong khoảng đó mức âm trung bình được xác định trong một dải các điều kiện thời tiết xuất hiện ở các vị trí đo;

 

+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho các phép đo được tiến hành trong điều kiện thời tiết thật đặc trưng.

Thiết bị quan trắc

a) Thiết bị quan trắc được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995;

b) Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số. Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian phải được ghi lại và dùng phương pháp phân bố thống kê để tính LAeq,T :

Trong đó      

– T = ti: là tổng các khoảng thời gian cần lấy mẫu;

– t: là thời gian tác dụng của mức ồn LAi; (ứng với thời gian đo thứ i);

          – LAi: là mức âm theo đặc tính A tồn tại trong khoảng thời gian ti;

– n: là số lần đo mức ồn.

c) Để đảm bảo chất lượng quan trắc, thiết bị đo tiếng ồn phải được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị.

Phương pháp quan trắc

 Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995 và TCVN 5965:1995.

a) Các phép đo

  Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.

b) Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng

Các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần được quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách tòa nhà 1-2 mét và cách mặt đất  từ 1,2-1,5 mét.

c) Các phép đo tiếng ồn giao thông

– Độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất;

– Phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu;

– Phải tránh các nguồn tiếng ồn gây nhiễu ảnh hưởng tới phép đo.

d) Các phép đo trong nhà

– Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét;

– Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999).

đ) Các điểm phải lưu ý

– Khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 1 giờ tiến hành 3 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó;

– Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe, bao gồm:

+ Xe cực lớn (xe containơ và trên 10 bánh);

+ Xe tải và xe khách;

+ Xe con (dưới 12 chỗ ngồi);

+ Mô tô, xe máy.

– Khi đo mức tiếng ồn theo dải 1:1 ôcta, thao tác cũng tương tự, nhưng chú ý sau khi đặt thời gian, phải đặt chế độ đo theo tần số ở dải 1:1 ôcta.

Xử lý số liệu và báo cáo

a) Xử lý số liệu

– Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc tiếng ồn. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ quan trắc (biên bản, nhật ký, kết quả đo tại hiện trường, …);

– Xử lý thống kê: căn cứ theo số lượng kết quả đo và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn…);

– Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b) Báo cáo kết quả

Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc tiếng ồn phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Mọi thông tin tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO, TƯ VẤN VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI EDUPRO

Trụ sở chính: Số 2, ngõ 541,tổ 19, Đường Lĩnh nam, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

VP tại Hà Nội: P2402 tòa A chung cư HATECO- Hoàng Mai- Hà Nội

Chi Nhánh tại Thái Bình: Số 2, Ngõ 209 đường Trần Thái Tông, P. Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình

Hotline: Ms Hằng 0973.130.696

Tel:  0243 224 7927                              Fax: 0243 224 7935

Email: edupro.daotao@gmail.com       website: edupro.vn

     

 

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930